Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Tư thế gập người - Standing Forward Bend - Uttanasana

Tên tiếng Anh: Standing Forward Bend
Tên tiếng Việt (tạm dịch): Tư thế đứng thẳng cúi người/ Tư thế gập người
Tên tiếng Phạn cổ Sanskrit: Uttanasana (ut = cường độ, tan = kéo dài hoặc mở rộng)


Cách thực hiện:

Bước 1
Đứng trong tư thế Tadasana, thở ra và uốn cong về phía trước từ các khớp hông, không từ thắt lưng. Khi bạn cúi xuống phía trước thả lỏng cơ thể, kéo dãn và mở không gian giữa xương cụt và xương ức. Như trong tất cả các tư thế uốn cong về phía trước, trọng tâm là kéo dài thân trước khi bạn cúi sát người.
Bước 2
Nếu có thể, hãy giữ đầu gối thẳng, lòng bàn tay hoặc ngón tay chạm nhẹ xuống sàn phía trước hoặc bên cạnh bàn chân của bạn, hoặc vòng bàn tay nắm lấy mắt cá chân. Hoặc nếu không thể, hơi khụy gối. Đảm bảo rằng gót chân bạn được đặt sát vào sàn và nâng xương chậu hướng lên trần nhà.
Bước 3
Với mỗi lần hít vào trong tư thế, nâng và kéo dài thân trước một chút; Với mỗi lần thở ra giải phóng uốn cong cơ thể thêm một chút. Nếu có thể , hãy cố gắng thả lỏng cổ và để trán chạm vào xương ống chân
Bước 4
Ở trong tư thế trong 30 giây đến 1 phút. Uttanasana có thể được sử dụng như một vị trí nghỉ ngơi hoặc được thực hành như 1 tư thế riêng.
Bước 5
Hít vào và nhấn phần xương cụt của bạn, thẳng cột sống và nâng người lên cùng lúc, trở về tư thế tadasana. Không cong cột sống để nâng người lên

Tác dụng:


  • Giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ
  • Kích thích gan và thận
  • Kéo giãn gân kheo, bắp chân và hông
  • Tăng cường đùi và đầu gối
  • Cải thiện tiêu hóa
  • Giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
  • Làm giảm mệt mỏi và lo lắng
  • Làm giảm đau đầu và mất ngủ
  • Điều trị hen suyễn, cao huyết áp, vô sinh, bệnh loãng xương, và viêm xoang
Video:

 Nguồn tham khảo: https://www.yogajournal.com/poses/standing-forward-bend

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Tư thế Yoga rắn hổ mang - Cobra Pose - Bhujangasana

Tên tiếng Anh: Cobra Pose
Tên tiếng Việt (tạm dịch): Tư thế Yoga rắn hổ mang
Tên tiếng Phạn cổ Sanskrit: Bhujangasana

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp xuống sàn, hai chân mở bằng hông
  • Hai cánh tay co về phía nách, bàn tay úp xuống sàn
  • Chạm xuống sàn, thả lỏng vai
  • Hít vào, chống cánh tay xuống, dồn trọng lượng cơ thể vào hai bàn tay, nâng đầu và ngực cao lên, hướng đầu ra phía sau, giữ nguyên một vài giây
  • Thở ra, từ từ hạ thân trước và đầu xuống sàn

Lợi ích:

  • Tăng cường sự dẻo dai của cột sống, giảm đau lưng, chống lại các cơn đau do trẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, chống vẹo cột sống và viêm khớp vùng lưng
  • Giúp săn chắc các cơ bắp vùng lưng
  • Kéo giãn lồng ngực, thông khí, giảm tình trạng hen suyễn
  • Xoa bóp cơ quan nội tạng, tăng khả năng tiêu hóa,làm giảm mỡ bụng, Cải thiện lưu thông máu, cân bằng huyết áp cho người huyết áp thấp
  • Xoa dịu nhiều chứng bệnh liên quan đến tử cung của phụ nữ
  • Kích thích luồng khí tới phổi, dạ dày, thận, lá lách, bàng quang

Lời khuyên:

  • Không bao giờ gượng ép bản thân cong lưng đến mức khó chịu. Để tránh cong quá mức bạn chỉ nên sử dụng bàn tay nâng đỡ cơ thể, và không cong nhiều về phía sau.
  • Nhớ đẩy hông xuống mặt sàn trong tư thế rắn hổ mang. Nếu hông nâng lên khỏi mặt sàn thì bạn đang ở tư thế tương tự với chó ngửa mặt.
  • Luôn luôn cố gắng giữ vai hạ thấp và cách xa tai.
  • Nếu thực hiện đúng bạn sẽ không cảm thấy tí áp lực nào ở lưng dưới trong khi uốn lưng. Nếu cảm thấy có áp lực ở lưng dưới thì phải giảm độ cong của lưng ngay lập tức.
Tham khảo thêm tại wiki tư thế rắn hổ mang

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Tư thế bánh xe - Wheel Pose - Chakrasana

Tên tiếng Anh: Wheel Pose
Tên tiếng Việt (tạm dịch): Tư thế bánh xe
Tên tiếng Phạn cổ Sanskrit: Chakrasana

Nguồn tham khảo toiyeuyoga.com
Chakra là luân xa (trung tâm năng lượng), đây là 1 tư thế kích thích và đánh thức cả 7 trung tâm năng lượng dọc theo cột sống. Đây là một tư thế đẹp, tuy nhiên không dễ thực hiện đối với những người lưng còn cứng, khớp vai chưa mở tốt. Tư thế này mang lại tác dụng tổng thể cho cơ thể cũng như tinh thần. Được thực hiện khi vai và lưng đã mềm. Người mới bắt đầu nên giữ tư thế trong 15 -20 giây, còn những người tập lâu thì giữ trong 2 phút.


LỢI ÍCH VỀ THỂ CHẤT

  • Do sự căng ở phần trên của cơ bụng, nó mang lại cho một số áp lực lên cơ quan nội tạng của bụng và do đó giúp tăng cường hiệu quả của tiêu hóa và bài tiết.
  • Các cơ bắp ở phần phía trước của đùi rất căng và bắp chân được tăng cường khi thực hiện tư thế này.
  • Tư thế này rất có lợi cho những người ngồi nhiều giờ trước máy tính vì họ thường làm việc cả ngày.
  • Tư thế này cũng sẽ giúp đỡ trong việc săn chắc da và tăng cường toàn bộ mặt sau cơ bắp của bàn tay và bàn chân.
  • Phát triển các cơ ở vùng lưng và bụng
  • Tăng cường gan, tuyến tụy và thận. Toàn bộ phần trước cơ thể được kéo căng hoàn toàn.

LỢI ÍCH VỀ TINH THẦN

  • Tư thế này kích thích và khai thông cả 7 trung tâm năng lượng (Chakra), tăng sự tự tin mạnh mẽ ở mỗi cá nhân.
  • Tư thế Chakrasana kích hoạt idle và pingala susuma, 2 kênh năng lượng chính đi dọc cột sống mạnh mẽ.

Cách thực hiện

  1. Ở tư thế nằm ngửa, gập gối và đưa bàn chân gần về phía mông, hai chân rộng bằng mông
  2. Đặt hai tay ngược về phía dưới vai, các đầu ngón tay chỉ về phía vai
  3. Thở ra và hít vào, đồng thời nâng mông, eo, phần lưng giữa và lưng dưới lên khỏi mặt sàn. Thở ra.
  4. Trong khi hít vào, dùng tay đỡ và đẩy vai lên. Nâng mông, eo và toàn bộ lưng lên cho đến khi hai tay thẳng, khủy tay thẳng và chân thẳng. Thở bình thường trong tư thế cuối cùng.
  5. Thoát thế:
  6. Hít vào và trong khi thở ra, hơi gập khủy tay và chân. Hạ đầu, vai, eo và mông xuống sàn. Hoàn toàn thả lỏng lưng lên mặt sàn.
  7. Thu hai tay về và đặt tay song song với cơ thể
  8. Duỗi chân và trở về tư thế nằm ngửa.

Khi thực hiện cần chú ý:

  • Toàn bộ lưng đều trong tư thế ngửa ra sau. Thả lỏng vai và cổ.
  • Phân bổ đều trọng lực lên bàn chân và bàn tay.
  • Thẳng cổ, không nên xoay đầu vì có thể gây nên tổn thương cổ và vai
  • Giãn cơ mặt
  • Mở ngực và thở chậm, đều.

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tư thế chiến binh - Warrior Pose – Virabhadrasana

Tên tiếng Anh: Warrior Pose
Tên tiếng Việt (tạm dịch): Tư thế chiến binh
Tên tiếng Phạn cổ Sanskrit: Virabhadrasana

Tư thế chiến binh là chuỗi động tác giúp tăng cường, cải thiện sức mạnh, trí lực. Chuỗi động tác này bao gồm chiến binh 1, 2, 3 và các biến thế của nó- Chuỗi chiến binh là chuỗi tạo nhiệt, các tác dụng bài tiết, thanh lọc cơ thể, tăng sức mạnh thể lực, cải thiện hô hấp, sức mạnh của đùi, mắt cá được tăng cường rõ rệt
-----------------

Tư thế chiến binh 1 – Virabhadrasana 1

Tham khảo chi tiết tại đây
Đây là động tác yoga này bổ trợ vào phần lưng, đùi, mông và bụng của bạn, đồng thời còn giúp bạn tăng cường khả năng tập trung. Động tác này giúp ngực của bạn luôn mở rộng, đây là yếu tố quan trọng để tăng cường khả năng hô hấp. Đặc biệt hơn cả, đây là động tác tuyệt vời để bạn đốt cháy mỡ béo ở bụng

Cách thực hiện:

  1. Đứng thẳng, hai chân đặt sát nhau ở trên tấm thảm. Bạn nên đứng ở một đầu để tấm thảm trải dài phía sau lưng mình. Hai chân đặt sát nhau, thả lỏng vai và thẳng người
  2. Đặt chân phải ở phía sau, xoay bàn chân về phía bên phải. Ngón chân cái của chân phải sẽ chếch theo hướng chéo gần 45 độ so với chân trái đang hướng thẳng về phía trước. Bạn cần dạng chân về phía sau đủ rộng để chân sau được kéo giãn và phần đầu gối của chân trước hơi cong. Cả hai chân đều phải cố định trên sàn.
    • Bạn có thể xoay chân sau thêm nữa (gần thành góc vuông) nếu bạn có đôi chân dẻo. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là chân của bạn phải vững trên sàn
    • Bạn cũng có thể bắt đầu với đôi chân dang rộng, hướng về mặt bên của tấm thảm thay vì mặt phía trước. Nếu thực hiện bước này thì bạn cần xoay chân về tư thế chiến binh (chân phải ở góc 45 độ và chân trái hướng về phía trước) thay vì đặt chân về phía sau
  3. Hạ thấp cơ thể để đầu gối chân trước thẳng đứng với bàn chân tạo thành góc gần 90 độ. Hạ phần hông xuống gần sàn và cong đầu gối chân trước. Xương bánh chè sẽ thẳng đứng với mắt cá chân khiến phần cẳng chân dưới tạo thành một đường thẳng. Bạn có thể điều chỉnh vị trí của chân sau để cảm thấy thoải mái hơn.
  4. Xoay phần trên của cơ thể để hông và vai hướng thẳng về phía trước. Hông và vai nên thẳng hàng với ngón cái của chân trước về cùng một hướng. Đặt tay lên hông để xoay người hướng thẳng về phía trước.
  5. Nhẹ nhàng đưa hai chân ra xa nhau trên tấm thảm. Chân của bạn phải cố định trên tấm thảm
  6. Từ từ giơ hai tay lên phía trên đầu. Duỗi thẳng cánh tay lên và từ từ nghiêng thân mình về phía sau để khiến lưng cong về sau
  7. Lặp lại bước này đối với bên còn lại

Khi thực hiện tư thế này, bạn cần lưu ý đến các việc sau:

  • Thở đều và sâu.
  • Giữ thẳng cột sống cứng cáp.
  • Hướng vai về phía sau và ưỡn ngực để thở dễ dàng.
  • Giữ đầu gối ở phía trên mắt cá chân chứ không phải ở các bên hay phía trước.

-----------------

Tư thế chiến binh 2 – Virabhadrasana 2


Cách thực hiện:

  • Thực hiện các bước tương tự như động tác Chiến binh 1, nhưng thay vì kéo cao tay lên đầu, bạn duỗi thẳng cánh tay sang 2 bên. Các ngón tay mở rộng và song song với 2 chân. Thân không hướng về phía mũi chân mà xoay hướng theo mặt phẳng do 2 chân tạo nên.
  • Quay đầu về phía trước, mắt hình cùng hướng với tay phải. Lặp lại động tác này với chân còn lại.

-----------------

Tư thế chiến binh 3 – Virabhadrasana 3

Chiến binh 3, một biến thể của 2 tư thế đầu tiên. Động tác này rất tốt để tăng cường cơ bắp của mắt cá nhân và chân, cải thiện sự cân bằng và khả năng tập trung tại vai và lưng của bạn. Lợi ích lớn nhất của động tác này là sắp chắc bắp bụng và giúp bạn giải thoát khỏi mỡ bụng cứng đầu.


Cách thực hiện:

  • Vào vị trí động tác Chiến binh 1. Mở rộng thân trên và kéo về phía trước, duỗi thẳng chân trước và từ từ nhấc chân kia khỏi sàn.
  • Gập thân về phía trước, đưa 2 tay thẳng về phía trước.
  • Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở và sau đó từ từ rút cơ thể về tư thế Chiến binh 1.
  • Bạn có thể dễ bị mất thăng bằng trong động tác này nhưng hãy cố gắng tập trung vào phần bụng và giữ cân bằng, bạn sẽ dần tập được động tác này một cách hoàn hảo.